1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
Vận dụng những kiến thức được học để xây dựng thực đơn cho khách.
– Thực hiện được công việc của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, khách sạn và cơ sở chế biến món ăn khác.
– Chế biến được các món ăn Việt Nam, món ăn Âu, Á.
– Trang trí, trình bày được các loại món ăn.
– Xử lý một số tình huống nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản trong quá trình chế biến món ăn, thực hiện được kỹ năng làm việc theo nhóm.
– Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu của vị trí công việc.
– Thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, salad, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính,…hoặc các vị trí khác trong nhà bếp tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể.